Anh chị em than mến,
Các tín hữu thuộc Giáo Hội Công Giáo Đông
Phuơng có một thói quen rất ý nghĩa như sau: Sau khi tham dự Thánh lễ Mừng Chúa
Phục Sinh; họ trao cho nhau món quà đã được làm phép, thuờng là quả trứng. Sau
đó họ chúc mừng nhau bằng cách đập vỡ trái trứng và tung hô ‘Chúa đã sống lại
thật rồi, bạn ơi’. Ai cũng làm chung một động tác và cùng chia sẻ với nhau một
tin vui như thế. Rồi sau hết, họ cùng cất tiếng ngợi khen “Alleluia-Alleluia! Quả
thật, Đức Kitô đã sống lại”.
Có lẽ, ngày nay, thói quen tặng trứng Phục
sinh đuợc phát xuất từ truyền thống này. Nói chung, ai trong chúng ta cũng mong
niềm vui và hanh phúc mà Đức Kitô đã đem đến trong ngày Người Phục sinh trải
dài trong cuộc sống của chúng mình.
Nhưng thực tế có được như vậy không? Sau đây
là vài kinh nghiệm:
Có ông chồng kia. Sau khi tham dự Lễ vọng phục
sinh, hân hoan chạy đến để chia sẻ niềm vui với bà, “em ơi, Chúa sống lại thật
rồi! Hãy vui lên!” Người phụ nữ Việt Nam e dè, kín đáo, tế nhị cho nên thường
mau mắn nhận hơn là cho đi. Không thấy vợ trả lời. Ông đến tủ lạnh cầm chai bia
rồi tự mình mừng lễ; sau đó bèn phán ‘Bà ơi! có gì dọn ra cho tôi mừng lễ. Sao
mà bếp núc nhà mình hôm nay lạnh và nguội thế này?’ Bà nhà mình đang bận rộn
trong phòng, chưa kịp mừng lễ chồng mình đã nghe thấy lịnh truyền, bèn tiu nghỉu
rồi nghĩ thầm ‘lại cái cảnh chồng chúa vợ tôi’, và không muốn buớc ra nữa. Bác
trai của chúng mình lại đuợc phép phát lịnh tiếp; và như anh chị em tuởng tuợng
thì biết rằng cuờng độ của những lịnh truyền sau không còn ngọt ngào nữa. Thế
là niềm vui Phục sinh biến mất.
Chuyện của anh chị em là như thế. Giờ đến chuyện
trong nhà dòng. Năm nay, tôi và các cha đã về hưu mừng lễ Phục Sinh trong tu viện.
Nhà dòng chúng tôi có gần 20 cụ. Tôi phải dùng từ ‘cụ’; bởi vì ngọai trừ tôi,
người trẻ nhất trong nhà cũng trên 80 tuổi xuân và ba cụ già trên 90 tuổi rồi.
Các ngài đã từng đi khắp các tiểu bang, từ nông thôn đến thành thị để ‘giảng đại
phúc – làm phúc’ trong các mùa chay. Và, theo thông lệ thì sau khi giảng xong,
các ngài trở về nhà dòng để cùng nhau mừng lễ.
Và sau đây là một trong những kinh nghiệm mà
các cha đã kể lại để nhớ lại thời còn sức khỏe ra đi chu tòan sứ vụ.
Sau khi đi giảng đại phúc Mùa chay của năm nọ,
anh em trở về tu viện để mừng lễ Phục sinh. Sau khi cử hành Thánh lễ xong;
trong khi chờ đợi xuống phòng ăn, anh em tụ họp trong phòng chung, ngồi ‘tám’
và chia sẻ cho nhau đủ chuyện xẩy ra trong muà đại phúc. Tay bắt mặt mừng, trên
mặt anh em hiện rõ niềm vui mỗi khi có dịp gặp nhau. Cả nhà tràn ngập tiếng cuời
như pháo nổ, nhôn nhịp như đại lễ (phải rồi, lễ Phục sinh mà). Anh em cứ vui
cho đến lúc cha bề trên xuất hiện truớc của chính của phòng chung. Ngài đứng đó
im lặng và quan sát cho đến khi phát hiện ra là chẳng ai để ý đến sự hiện hiện
của mình; ngài liền phán ‘be quiet, please – xin anh em im lặng’. Giọng ngài
hơi lớn khiến một số anh em cũng giật mình và đương nhiên bầu khí đang vui vẻ
biến thành nặng nề. Sau đó, Ngài mới công bố “This is the day that the Lord has
made; let us rejoice and be glad – Đây là ngày Chúa đã lập ra, chúng ta hãy mừng
rỡ hân hoan.” Anh em đáp Amen; nhưng bầu khí vẫn nặng nề.
Niềm vui của ngày lễ là những cảm nghiệm sống
của mỗi người. Không ai có thể trao ban và áp đặt trên người khác điều họ không
có hay là chưa có.
Làm sao tôi có thể đến với vợ chồng anh bạn đang
ngồi ôm xác con để trao cho họ lời chúc là hãy vui lên vì Chúa đã sống lại thật
rồi! Cuộc sống hiện tại của họ là những ngày buồn thảm của đồi Can-vê!
Khi suy nghĩ đến hòan cảnh của họ, tôi chợt nhận
ra rằng ‘nếu không tiến vào sự chết thì làm thế nào biết sống lại là gì! Nếu
không cảm nhận đuợc niềm vui của Chúa Phục sinh thì những lời chúc cho nhau mãi
mãi chỉ là lời cầu chúc suông; chưa dám nói đến hai chữ ‘sáo ngữ’.
Tuy nhiên trong những lần đi mục vụ thăm viếng
và ruớc Mình Thánh Chúa cho các người già cả, đau ốm trong các viện duỡng lão.
Tôi nhận ra được một điểm là dù tình trạng sức khỏe của họ như thế nào: bị bịnh
lãng trí; bị tê liệt hay mất khả năng giao tiếp vì hậu quả của các cơn stroke…
Nhưng khi chúng tôi tôn vinh Mình Thánh Chúa để mời họ đón nhận thì hầu hết mắt
của họ sáng ngời niềm tin. Điều này giúp cho chúng tôi biết rằng Thân Thể Chúa Phục
Sinh chính là nguồn hy vọng của họ.
Rồi có những cụ, truớc đây rất sợ chết, nay
hòan tòan đổi khác. Họ huớng về tương lai – tuơng lai gì trong hòan cảnh sống của
họ; phải chăng chỉ là một nấm mồ - bằng niềm hy vọng. Họ hết sợ rồi, sẵn sàng
và hân hoan ra đi. Phục sinh là ở đó.
Cụ thể, tôi biết hai cụ kia sống và quen nhau
trong viện duỡng lão. Thấy sự liên kết và gắn bó của họ, chúng tôi mới tự hỏi
nhau rằng, không biết cuộc sống còn lại của họ sẽ ra sao sau khi 1 trong 2 người
bị cất đi. Không ngờ, đó cũng là điều trăn trở của họ truớc đây… Nhưng mới gần
đây, họ đã thay đổi và xác tín rằng ai đi truớc cũng không sao, vì họ biết rằng
người đi truớc sẽ chờ người đến sau. Họ sẽ gặp lại nhau. Niềm tin vào sự sống lại
giúp họ đạt đuợc niềm xác tín như thế.
Bản thân tôi, mỗi khi cử hành hay tham dự các
nghi thức phụng vụ trong Tuần Thánh và Phục sinh, tôi tự hỏi mình rằng các biến
cố đó đã ảnh huởng, tác động và làm cho cuộc sống tôi thay đổi ra sao? Tạ ơn
Chúa là tôi không có những thay đổi nào đáng kể; vẫn còn bị bám víu bởi các đam
mê; vẫn còn cảm thấy thích thú khi đuợc trao quyền (chẳng biết để phục vụ hay
chỉ huy – miễn có quyền là thích rồi); vẫn bực tức khi ý định của mình không đuợc
đón nhận; vẫn còn muốn làm tôi sự tội và còn bao nhiêu lầm lỗi phát sinh từ sự
mỏng dòn của thân phận làm người; vẫn còn đủ mọi thứ tham! Tuy nhiên, tôi không
mất hy vọng và vẫn hiên ngang tiến về phía truớc với niềm cậy trông vững vàng
là cho dù cuộc sống của tôi sẽ tiếp tục như thế hay tệ hơn thế nữa thì Chúa vẫn
thương yêu tôi.
Sau cùng, tôi xác tín rằng Chúa đã đến để
chúng ta có sự sống và được sống dồi dào. Người đã thắp lên trong cõi lòng
chúng ta niềm vui mừng và hy vọng, bởi vì thập giá của Người là nguồn ơn cứu độ
và cách sống của Người là con đường dẫn tới phục sinh.
Hãy hân hoan bước theo Người và hãy vui mừng
được thuộc về Người. Chính trong chiều hướng đó mà tôi xin cầu chúc cho anh chị
em, mỗi người một lễ phục sinh đầy vui mừng và hy vọng.
Sống lại là đổi mới, là vui tuơi, là hy vọng…
Vì vậy, chúng mình hãy vui lên! Vì Chúa đã sống lại trong cách thức sống của
mình rồi - Alleluia, Alleluia.
No comments:
Post a Comment