Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay vỏn vẹn chỉ có 7 câu, thế mà ba lần Đức
Giê-su đã nhắn nhủ các môn đệ rằng “anh em đừng sợ”. Đức Giê-su nhận ra rằng nỗi
sợ hãi có thể là một trong các nguyên nhân gây ra sự chán nản, bỏ cuộc và thất
bại khi thi hành sứ mạng mà các môn đệ đã được trao phó. Vẫn biết rằng, khi chấp
nhận lời mời gọi trở thành môn đệ của Chúa, các môn đệ đã từ bỏ gia đình, nếp sống
an toàn để lao mình vào cuộc chiến vì Nước Trời; nhưng không vì thế mà các môn
đệ sẽ bớt sợ, vì sợ hãi vẫn là một sức mạnh ngấm ngầm làm cản trở họ thực hiện sứ
mạng.
Sứ điệp đừng sợ vẫn là một lời khuyên rất khẩn thiết mà Chúa muốn
gửi đến cho chúng ta hôm nay. Trong bài giảng đầu tiên với tư cách là Giáo
Hoàng, Thánh Gio-an Phao-lô đệ Nhị cũng lập lại sứ điệp “đừng sợ” của Chúa
Giê-su và không biết bao nhiêu lần sau đó, Ngài đã nhắc lại sứ điệp này. Bởi
vì, Ngài biết những người đang sống trong thời đại mà chúng ta đang sống cần được
lắng nghe sứ điệp này đến mức độ nào. Quả thật, chúng ta liên tục sống trong lo
âu và sợ hãi, đến nỗi có một số người quả quyết rằng cuộc sống của con người chỉ
là một chuỗi dài của sự sợ hãi!
Khi còn bé chúng ta sợ bóng tối, sợ ma, sợ cô đơn cho đến khi nhìn
thấy khuôn mặt của cha mẹ hay người bảo hộ thì cháu bé mới bớt sợ.
Lớn hơn một tý, chúng ta sợ bị bắt nạt, sợ bị chê là học dốt.
Đến tuổi mới lớn, chúng ta sợ bị áp lực, sợ không dám đối diện với
thất bại, sợ bị chê mập hay xấu, sợ bị tai tiếng, sợ không bằng chúng bạn… Nhiều
nỗi sợ hãi vu vơ khiến con người mất ngủ, thậm chí bị trầm cảm… Chúng ta nghĩ rằng
đến tuổi trưởng thành các nỗi sợ hãi sẽ dừng lại. Nhưng, đến tuổi lớn khôn,
chúng ta lại có nhiều nỗi lo sợ khác. Sợ cuộc sống thiếu an toàn vì những điều
không may có thể xẩy đến nên mua bảo hiểm, sợ tương lai xấu, sợ con cái hư hỏng,
sợ bị mất việc, sợ tai ương ập đến khiến cuộc sống bị bế tắc, sợ khủng bố, sợ
chết, v.v…
Dân công giáo thì sợ bị cám dỗ, sợ tội, sợ bị sa hỏa ngục, sợ bị Chúa
phạt.
Mỗi người chúng ta đều có nỗi lo sợ riêng, sợ chính mình và sợ
nhau nữa.
Anh chị em thử tựởng tựợng sống trong một trạng thái sợ hãi như thế
thì cuộc sống sẽ ra sao?
Cách đây khoảng hơn chục năm, có một lần tôi đuợc diễm phúc nghe tâm
tình của một vị có thẩm quyền chuyên lo về giáo dục cho một nhóm trẻ tại Việt
Nam. Ông phân tích về hiện tựợng của thế hệ trẻ sống tại quê nhà. Theo sự nhận
xét của ông thì những người trẻ hiện nay, đăc biệt những cháu mà ông có trách
nhiệm đào tạo và hựớng dẫn, đang sống trong trạng thái nghi ngờ và sợ nhau. Nguyên
nhân gây ra hiệu quả này là các cháu được sinh ra và lớn lên trong một môi trường
mà trong đó hệ thống ‘gài ngựời’ làm ăng-ten (antenna) quá tinh vi, đã cắm rễ
sâu trong mọi tổ chức. Để giải quyết cho vấn nạn này, ông và các bạn đồng hành cố
gắng đào tạo một thế hệ trẻ biết tin tưởng nhau hơn. Và, để thực hiện điều này,
ông cho phép những người trẻ mà ông đang hựớng dẫn có dịp nói lên những suy tư
và ý nghĩ của họ. Sau khi họ phát biểu; thay vì lắng nghe, ông và các bạn lại lựa
những người đã có những ý tưởng ngựợc lại với ông và khai trừ họ khỏi tổ chức.
Vì sợ mất quyền nên ông đã khai trừ lớp trẻ mà Thiên Chúa đã trao cho ông chăm
sóc!
Lại có những ông chồng may mắn có đựợc vợ đẹp con khôn. Thay vì
tin tựởng lại sợ người phối ngẫu và các con vuột khỏi tầm tay của mình, nên ông
đã có lối hành xử thống trị, kiểm sóat khiến cho gia đình thành ngục tù với bầu
khí đầy thê lựơng và tang tóc…Từ đó, ai cũng sợ và né ông, và sợ nhau nữa. Cuối
cùng thì điều ông sợ đã biến thành sự thật: gia đình tan vỡ chỉ vì sợ mà đánh mất
đi hai yếu tố căn bản của gia đình là tin tưởng và yêu thương nhau.
Thêm nữa thì có các tu sĩ hay linh mục, chỉ vì sợ mối tựơng quan
giữa họ và Thiên Chúa, giữa họ và tha nhân bị phai lạt. Để bù đắp họ tìm mọi
phựơng thức để thành công hầu thu phục và nối lại các mối tựơng quan đó. Nhưng
thật ra, họ tìm đủ cách để bồi đắp ‘cái tôi’ của họ. Cuối cùng ‘cái tôi’ và ‘sự
sợ hãi’ phát triển đồng đều khiến họ bị rối lọan và có thể lạc đựờng.
Đó là các hậu quả rất tiêu cực của nỗi sợ hãi. Giờ đây chúng ta
làm thế nào?
Lần theo các sách Tin Mừng, chúng ta nhận thấy Đức Maria cũng sợ
nên thiên thần mới phán “Maria, đừng sợ! vì người đã đắc sủng nơi Thiên Chúa”.
Phêrô nhìn Chúa đi trên biển đến với các ông, nhưng vì sợ nên mới tựởng là ma;
cho nên Chúa mới xác định “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!” (Mc 6:51). Đức
Giê-su cũng sợ. Người không khuyên chúng ta điều Người chưa từng trải qua. Khi
nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, mặc lấy thân phận con người, Người đã giống
như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Người cảm nhận được sự đau đớn trong chính thân
xác Người, cho nên cho dù sợ đau nhưng không trốn chạy nó. Tuy Người sợ chết,
nhưng vui lòng chấp nhận chịu chết vì tin tưởng vào Thánh Ý của Thiên Chúa.
Và Đức Giê-su không chỉ nói “đừng sợ’ một hai lần mà rất nhiều lần.
Giả như lời khuyên “đừng sợ” của Chúa được chúng ta nhắc lại hàng ngày, và dám
đối diện với các nỗi sợ hãi, nhận ra sự nguy hiểm của nó và mời Chúa đến cất đi
nỗi sợ hãi thì chúng ta có thể sống trọn vẹn thân phận của người môn đệ hơn. Và
sau cùng chúng ta cũng nhận ra rằng nỗi sợ hãi còn tồn tại và chúng chỉ làm chủ
và quấy nhiễu cuộc sống khi chúng ta thiếu niềm tin vào Chúa. Và một khi thiếu
niềm tin vào Chúa thì làm sao chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ của người môn
đệ mà Chúa đã trao ban.
Thật vậy, lời khuyên “anh em đừng sợ” ẩn chứa lời thúc dục các môn
đệ hãy can đảm thực thi sứ mạng rao giảng bằng bất cứ giá nào, vì những gì mà
Chúa nói với chúng ta ban đêm, thì hãy công bố giữa ban ngày; và điều anh em
nghe rỉ tai, thì hãy công khai rao giảng. Hơn thế nữa, bất kỳ những gì xẩy đến
cho Đức Giê-su thì các môn đệ cũng sẽ phải đón nhận như thế. Nếu Đức Giê-su đã
bị chống đối thì số phận của các môn đệ cũng y như thế. Những lời cảnh báo về
các khó khăn này được nói ra để trấn an các môn đệ “đừng sợ”, vì thân phận của
người môn đệ xứng đáng được Chúa bảo vệ. Thậm chí, dù gặp nguy cơ phải chết thì
cũng đừng sợ vì người ta có thể giết thân xác nhưng Thiên Chúa mới là Đấng có
quyền trên cả hồn lẫn xác.
Như vậy, chúng ta nhận thấy giải pháp làm chúng ta giảm thiểu nỗi sợ
hãi, đó là dám đối diện với sự sợ hãi bằng tâm tình phó thác và tin vào Chúa, Đấng
luôn yêu thựơng và bao bọc chúng ta. Tin và Yêu là giải pháp giúp chúng ta sống
vui hơn.
Thật vậy, chúng ta chỉ có thể vựợt qua được nỗi sợ hãi nhờ tin vào
Thiên Chúa, Đấng đang hiện diện với chúng ta trong mọi cảnh huống. Ngài yêu
thựơng và chăm lo đến từng sợi tóc của chúng ta.
Chúng ta tin rằng đừng để sợ hãi làm chúng ta vấp ngã. Giả như có
vấp ngã - thì cũng là lẽ đương nhiên - nhưng cũng đừng vì thế mà sợ Chúa phạt
ta. Chúa yêu ta vô bờ bến, thựơng ta ngay lúc ta còn là tội nhân cơ mà.
Sau cùng, chúng ta vẫn biết rằng không ai có thể tránh đuợc cái chết.
Tuy nhiên đừng sợ chết. Vì có bựớc qua ngưỡng cửa của sự chết, chúng ta mới bước
vào sự sống vĩnh cửu với Người.
Thật vậy, con người chỉ thắng được các nỗi sợ hãi nhờ tin vào Ðức
Giêsu, Ðấng đã không ngã gục vì sợ hãi, đi tới cùng và tuân theo ý định của
Thiên Chúa. Qua sự chết Người đi về nhà Cha thế nào thì con đường mà người môn
đệ được chọn để thi hành có thể dẫn họ đến cái chết như thế. Tuy vẫn biết kết cục
là như thế, nhưng cho dù là sự chết cũng không làm cản trở ơn trung kiên, lòng chung
thủy của các môn đệ với Chúa, là Đấng mà chúng ta đã hết lòng tin tưởng và cậy
trông.
Cầu xin Chúa cho chúng ta đủ can đảm để vượt qua mọi nỗi sợ hãi trong
cuộc sống mà trung thành trong nhiệm vụ của người môn đệ được Chúa yêu thương.
Amen!
No comments:
Post a Comment