Anh chị em thân mến,
Lễ
Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa Tại Sông Gio-đan là một sự kiện quan trọng trong lịch
phụng vụ của Hội Thánh Công Giáo. Lễ này được cử hành vào Chúa Nhật sau Lễ Hiển
Linh, đánh dấu kết thúc Mùa Giáng Sinh và bắt đầu Mùa Thường Niên.
Đây là một biến cố mang ý nghĩa thật quan trọng,
nó đánh dấu một
bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Chúa. Sự kiện xẩy ra hôm nay kết thúc quãng đời
ẩn dật và báo trước cuộc sống công khai của Người. Kể từ hôm nay, Người bắt đầu
sứ vụ giảng dạy và chữa lành, một sứ vụ sẽ kết thúc bằng cái chết trên Thánh
Giá sau này. Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện và áp dụng vào cuộc sống
bài học của phép rửa mà Chúa đón nhận hôm nay.
Trước tiên, qua việc đón nhận phép rửa bởi
Gio-an, Đức Giê-su đã tỏ cho chúng ta thấy mối dây liên đới của Người với toàn
thế nhân loại, đang trông chờ ơn cứu độ. Khi làm việc này, Đức Giê-su đã nói
lên tính hòa đồng giữa Người và chúng ta, Người đành chấp nhận mất tất cả và trở
thành một người như chúng ta.
Ngoài ra, với hành động tự hạ của Người, Đức
Giê-su đã hàm ý loan báo cho chúng ta biết về phép rửa bằng chính sự chết của
Người trên Thánh Giá; đó chính là phép rửa mà Người sẽ vui lòng nhận lãnh để sống
trọn vai trò của ‘người tôi tớ đau khổ’ mà Thiên Chúa sai đến để cứu độ muôn
dân. Vì tình yêu, Đức Giê-su đã hoàn tất ý định của Thiên Chúa và đồng ý đi đến
cùng, cho dù phải đón nhận phép rửa bằng máu trên Thánh Giá để xóa bỏ tội lỗi của
chúng ta.
Hơn thế nữa, theo các
nhà chuyên môn Thánh Kinh thì việc Đức Giê-su đã hạ mình xuống, chấp nhận thân
phận tội nhân để xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa mang một ý nghĩa là qua đó Người
đã thánh hóa nước và ban cho nước một hiệu quả kỳ diệu, đó là trao ban ơn sủng.
Hay nói cách khác, chính nhờ việc chấp nhận chia sẻ thân phận của hàng ngũ tội
nhân hôm nay và hành vi dâng hiến trọn vẹn sau này trên Thánh Giá, Người đã thiết
lập bí tích Rửa tội.
Như vậy, phép rửa mà Đức Giê-su đón nhận bên bờ
sông Gióc-đan bởi Gio-an Tẩy giả mang đến một ý nghĩa mới, đầy đủ và thiêng
liêng hơn. Qua biến cố này, căn tính của Đức Giê-su được lộ diện. Thần khí đã
xuống trên Người bằng hình chim bồ câu. Hơn thế nữa, trong lúc
tự hạ mình xuống như vậy, Người đã được Chúa Cha nâng lên qua lời xác nhận:
“Này là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng.”
Thưa anh chị em, với
chúng ta cũng vậy.
Kể từ khi lãnh nhận bí
tích rửa tội, chúng ta cũng đã được Chúa Cha nhận làm con cái Ngài. Những gì mà Thiên Chúa đã nói với Đức Giêsu
trong nghi lễ thanh tẩy hôm nay cũng là điều mà Chúa Cha nói với mỗi người
chúng ta, đó là qua bí tích rủa tội, chúng ta không chỉ sạch mọi tội khiên mà
còn được diễm phúc là thành viên trong gia đình của những con yêu dấu của Thiên
Chúa.
Trong bí tích rửa tội, chúng ta đã được ghi ấn
tín và trở thành Con Thiên Chúa, thuộc về gia đình của những người môn đệ của Đức
Giê-su. Phép rửa không chỉ là một nghi thức; nhưng đó là cách thức mà Thiên
Chúa đã dùng để xác định rằng chúng ta thuộc về cộng đoàn tín hữu, những người
môn đệ dấu yêu của Người. Tập thể của những người con mà Thiên Chúa yêu dấu và
dĩ nhiên chúng ta cũng cố gắng làm vui lòng Ngài. Tuy chúng ta lĩnh nhận bí
tích này duy chỉ một lần trong đời, nhưng căn tính làm Con Thiên Chúa, là quà tặng
của Thiên Chúa, cần được phát triển mãnh liệt trong cuôc sống thường ngày của
chúng ta.
Vì thế, hôm nay khi mừng lễ Đức Giê-su chịu
phép rửa. Hội Thánh mời gọi chúng ta nhìn lại cuộc sống, tuyên xưng lại niềm
tin và quyết tâm sống trọn lời tuyên hứa trong ngày lĩnh nhận bí tích rửa tội của
mỗi người. Từ đó, chúng ta có nhiều cơ hội sống tốt hơn, thiện hảo hơn, sống
đúng theo yêu cầu mà Đức Giê-su đã tỏ bầy cho chúng ta là những môn đệ chân
chính của Thầy.
Và cho dù vô tội. Nhưng hôm nay Đức Giê-su đã
hoà mình vào dòng chảy của những con người tội lỗi để thay thế chúng ta thì giờ
đây qua bí tích rửa tội, chúng ta được mời gọi mặc lấy Đức Ki-tô, trở nên một với
Đức Ki-tô, có nghĩa là qua bí tích rửa tội chúng ta đuợc mời gọi trở thành một
Đức Kitô khác.
Cho nên, vẫn biết rằng chúng ta chỉ được rửa tội
một lần trong đời, nhưng còn một điều quan trọng hơn là trong cuộc sống thường
ngày chúng ta phải sống và giữ lời hứa rửa tội trong suốt cuộc đời. Có nghĩa là
buớc vào con đuờng của Chúa, mặc lấy cuộc sống và sứ vụ của Chúa, để càng ngày
càng trở nên giống Chúa hơn. Và đó chính là Tin Vui, mà chúng ta những người đã
được lĩnh nhận bí tích rửa tội cần đem đến cho thế giới hôm nay. Amen!
No comments:
Post a Comment