Chúa
nhật thứ tư trong mùa Phục sinh hay được gọi là Chúa nhật Chúa Chiên Lành. Đây
là một hình ảnh vô cùng độc đáo mà Hội Thánh dùng để mời gọi con cái mình nhận
ra lòng yêu thương, sự bao bọc và bảo vệ của Thiên Chúa như người mục tử nhân hậu
sẵn sàng làm mọi sự, ngay cả hy sinh mạng sống, để bảo vệ đoàn chiên. Cũng
trong ngày hôm nay, Hội Thánh cổ võ và cầu nguyện cho
Trước
tiên, chúng ta hãy coi lại cách nhìn và sự hiểu biết của chúng ta về vai trò của
người mục tử. Chúng ta thường hay gọi Đức Giáo Hoàng, các Đức Giám Mục, và đôi
khi các Linh Mục là các nhà mục tử. Đây là kiểu nói quá hạn hẹp vì cho rằng chỉ
có các Đấng bản quyền mới có trách nhiệm chăn dắt con chiên, bổn đạo.
Ngày
xưa, người ta nói rằng việc mở mang Nước Chúa được thực hiện bởi hàng Giáo Phẩm.
Công đồng Vatican II đã giúp cho chúng ta có được cái nhìn đúng đắn hơn. Trách
nhiệm đó được trao ban cho tất cả mọi tín hữu, ai ai cũng có bổn phận loan báo
Tin mừng cho người khác.
Chính
vì thế, danh từ ‘mục tử’ được dùng để nói đến trách nhiệm của chúng ta là những
kẻ được đặt để chăm sóc, quan tâm và nhất là để trao ban tình yêu cho người
khác tùy theo ơn gọi mà Chúa đã mời. Thật ra, chính Chúa Giêsu mới là Đấng chăn
chiên nhân hậu, còn chúng ta tuy được ban tặng cho danh hiệu đó; nhưng chúng ta
vẫn là người thừa hành tác vụ từ Chúa. Căn bản, mỗi người chúng ta luôn là những
con chiên trong ràn chiên của Chúa.
Hình
ảnh ‘người chăn chiên’ đã được các ngôn sứ của thời cựu ước dùng để ám chỉ đến
các vị lãnh đạo của dân Do Thái. Ngôn sứ Ezekiel xuất hiện trong thời dân bị
lưu đầy bên Babylon. Trong bối cảnh lịch sử như thế, khi mà dân Do thái đã mất
tất cả: văn hóa, quê hương, đền thờ,... thì ngôn sứ đã khơi lên niềm hy vọng
cho dân bằng cách trình bầy Thiên Chúa là Người chăn chiên tốt lành, là Mục tử
nhân hậu, là Đấng dẫn đường để dẫn dắt đoàn chiên, tìm chỗ cho chiên ăn, dẫn lại
về ràn các con chiên lạc đường và cứu chiên thoát khỏi các cạm bẫy, các hiểm
nguy của các thợ săn và thú dữ. (Ed 34: 11 – 16)
Trong
thời Chúa Giêsu, mỗi ràn chiên khoảng chừng vài ngàn con; vì thế nhiệm vụ của người
chăn chiên thì vô cùng vất vả. Vào mùa nắng, ông phải dẫn chiên đi đến những đồng
cỏ tốt; và khi mùa đông đến ông phải tìm chỗ cho chiên trú ẩn; ông còn phải học
để săn sóc cho các con chiên bị thương tích. Vì chức năng của công việc, nên
người chăn chiên thường có nhiều đụng chạm với chủ của các đồng cỏ; và đôi khi
còn bị lên án như là kẻ trộm hoa mầu của họ. Thực tế, người chăn chiên thường
được mướn để làm việc này; chiên không thuộc về tài sản của họ. Tuy vậy, cũng
còn một số rất ít người vừa là chủ vừa là người chăn chiên. Hơn nữa, vì nhiệm vụ
nên người chăn chiên thường không thể tham dự các nghi lễ theo luật của người
Do thái. Họ thường bị liệt vào ‘hạng công dân thứ hai’ của Do thái giáo. Giống
như các nhân viên thu thuế, những ai làm nghề chăn chiên thường không được làm
nhân chứng của tòa án và cũng chẳng được trao một nhiệm vụ công quyền nào.
Dựa
vào những suy tư của dân Do thái, hoàn cảnh thực tế của nghề chăn chiên và nhất
là các kinh nghiệm về sự sống mà Chúa Giêsu đã trao ban cho các tín hữu thời
giáo hội sơ khai, tác giả của Tin mừng thứ tư đã trình bầy Chúa Giêsu không chỉ
là người chăn chiên; nhưng là Đấng chăn chiên tốt lành, đã hy sinh mạng sống để
đem tất cả con chiên, dù lạc ràn hay không, về lại ràn và ban cho chúng sự sống
đời đời và không một ai có quyền tước mất sự sống này được. Và ai ở trong ràn
chiên của Ngài thì không bao giờ bị diệt vong. (Kinh nghiệm về vị mục tử nhân hậu
hiến mạng sống vì đoàn chiên hoàn toàn mới mẻ và vượt xa kinh nghiệm mà ngôn sứ
Ezekiel đã loan báo).
Qua
ý nghĩa của bài Tin mừng về người chăn chiên tốt lành mà Phụng vụ dùng vào các
Chúa Nhật thứ tư trong Mùa Phục Sinh, và cũng là ngày mà chúng ta cầu nguyện
cho ơn gọi. Và theo tôi, một trong những ơn gọi cao quí nhất đó là ơn gọi làm mẹ.
Mẹ ở đây không phải là nhiệm vụ dành riêng cho các phụ nữ mà thôi. Nhưng trong
vai trò lãnh đạo, hình ảnh của Đấng Chăn Chiên được thể hiện qua cách cư xử của
các bà mẹ. Vì thế tinh thần, phẩm chất và bản năng của người mẹ cần thiết vô
cùng cho những ai được gọi trong vai trò lãnh đạo để phục vụ.
Giờ
đây chúng ta dành vài phút chia sẻ vài cảm nghĩ, đôi dòng suy tư về ơn gọi của
những người mẹ Việt Nam cũng như tất cả các bà mẹ trên toàn thế giới.
Người
ta thường nói mẹ là hình ảnh của tình yêu. Nhưng theo thiển ý của tôi thì mẹ
chính là tình yêu, là sức sống, là hạnh phúc và là nơi nương tựa của đoàn con.
Mẹ đã không vì mẹ mà sống, nhưng cuộc sống của các ngài là vì chồng và cho con
cái. Chúng ta ít nghe thấy mẹ nói về những ngày nghỉ, trái lại mẹ thường dùng
những ngày đó như là các cơ hội để phục vụ chồng và tụ họp con cái quây quần
bên bàn cơm do mẹ dọn sẵn. Mẹ tần tảo trong công việc. Mẹ hy sinh và chấp nhận
mọi khó khăn để bầy tỏ tình yêu của mẹ.
Tình
yêu của mẹ như dòng suối chảy một chiều: cho đi mà không đòi lấy lại. Chúng ta
thường được nghe rằng: “nước mắt chảy xuôi ...” Thật vậy, cho dù con cái đã
khôn lớn, cho dù vì vô tình hay cố ý mà một số người con đã không cư xử tốt với
mẹ, thì mẹ vẫn yêu thương các con; vì đó là lẽ sống của mẹ.
Như
người chăn chiên tốt, biết từng sở thích, từng nhu cầu của mỗi con chiên; thì mẹ
của chúng ta cũng lần mò từng bước để học và biết từng sở thích, từng nhu cầu của
mỗi người con. Trên tiến trình này, mẹ nhận biết rằng mỗi người con của mẹ đều
là quà tặng thật cá biệt mà Thiên Chúa đã ban cho mẹ, đó chính là những khu vườn
mà Thiên Chúa muốn mẹ gieo trồng, chăm bón và thu hoạch một hạt giống quí giá
nhất mà mẹ đã lãnh nhận: Tình yêu và sự sống.
Khi
nói mẹ là sự sống thì tôi nhớ lại đoản truyện ngắn vô cùng thương tâm mà tôi đã
đọc được trong nguyệt san ‘Reader’s digest’. Đó là một sự kiện có thật đã xẩy
ra tại Việt Nam vào đầu thập niên 1970. Trong cuộc di tản dân chúng khỏi vùng hỏa
tuyến tại miền Trung, phái đoàn y tế Hoa kỳ đã chứng kiến cảnh một cháu bé khoảng
chừng 9 tháng đang cố gắng nuốt những giọt sữa hòa chung với dòng máu trên thân
xác tuy đã chết nhưng vẫn còn hơi ấm của mẹ em.
Và
mới đây, vào năm 1995, sau vụ động đất tại Thành Phố Kô-bê, bên Nhật, người ta
đào bới và khám phá dưới đống gạch vụn của một tòa nhà đã đổ nát là hai mẹ con.
Người mẹ, tuy còn sống nhưng đã bất tỉnh; còn đứa cháu gái đang cố gắng ngậm chặt
ngón tay của người mẹ và cố hút nguồn sống bằng máu phát xuất từ thân thể của mẹ
cháu.
Sau
khi phục hồi sức khỏe cho hai mẹ con. Người ta nghe bà mẹ kể lại rằng. Tuy bị
chôn vùi ở dưới đống gạch đổ nát của tòa cao ốc. Nhưng hai mẹ con chúng tôi quả
thật đã gặp vận may. Có một cái đà thay vì đổ suống đập vào chúng tôi thì lại bị
ngăn lại bởi bức tường vụn và trở thành vật chắn giúp hai mẹ con chúng tôi
không bị đè chết. Sau đó, đứa con vài tháng tuổi của chị đói quá khóc thét lên.
Bà mẹ không biết phải làm gì! Dòng sữa thì khô quặn vì đã mất mấy ngày họ đâu
có gì để ăn và để uống. Bà mẹ mò mẫm trong bóng tối và tay bà đã chạm vào một vật
sắc và nhọn. Với bản năng yêu thương của một người mẹ, bà không kịp suy nghĩ, lập
tức dùng ngay vật nhọn đó cắt vào ngón tay của mình và đặt vào miệng cháu. Cứ
thế mỗi lần con của bà khóc thét lên là một vết cắt của yêu thương được xuất
phát từ thân thể của bà. Cứ thế cho đến khi bà ngất đi vì bất tỉnh và không hề
biết những chuyện xẩy ra sau này.
Người
ta hỏi bà là khi cắt da thịt mình để lấy máu thay sữa cho con, bà không sợ chết
sao? Bà trả lời rằng với bản năng của người mẹ, tôi không có thời gian để suy
nghĩ. Sự sống còn của con tôi là tất cả những gì mà tôi có thể làm được; cho dù
giờ này biết làm thế rồi chết, tôi vẫn làm.
Và
để minh họa cho nhiệm vụ của người chăn chiên qua hình ảnh của người mẹ, xin mời
anh chị em cùng theo dõi câu chuyện sau đây:
Người
ta nói rằng: Nếu Chúa Kitô còn sống bằng xương bằng thịt ở trên đời ngày hôm
nay, chúng ta tự hỏi không biết Chúa còn dùng hình ảnh con chiên và người mục tử
không? Có lẽ Chúa sẽ dùng hình ảnh ‘mẹ và con’ hơn.
Thật
êm đềm và đầm ấm khi chúng ta được chứng kiến cảnh hai mẹ con sánh bước bên
nhau, tay trong tay. Rồi thì em bé chợt buông tay mẹ ra và bị bỏ rơi đằng sau,
đang chăm chú nhìn vào gian hang đồ chơi, nhìn cái nầy sang cái khác mãi mà
không biết chán. Người mẹ dừng lại và chờ đợi. Mẹ ra hiệu cho con chạy tới trước.
Em bé chạy tới và hai mẹ con lại sánh bước bên nhau nhưng chẳng bao lâu, em bé
lại buông tay ra và lần nầy chạy tuôn về phía trước. Mẹ gọi em hãy đợi, coi chừng
nguy hiểm. Đến ngã tư đường, đèn xanh đèn đỏ, xe cộ chạy qua chạy lại. Em bé
nghe tiếng mẹ gọi, đứng dừng lại đợi. Mẹ nắm tay em, ngó trước ngó sau rồi băng
qua đường an toàn và tiếp tục cuộc hành trình. Chẳng bao lâu em bé trở nên mệt
nhọc, rã rời và gục xuống. Người mẹ đỡ và bế con trong tay trên đoạn đường còn
lại để đi về nhà.
Đó
đúng là một sự mô tả đầy thi vị cuộc hành trình của Kitô hữu. Giống như một người
mẹ âu yếm con, Chúa Giêsu - người Mục Tử Nhân Lành và Từ Bi- luôn để mắt đến
chúng ta. Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta. Ngài không bao giờ rời mắt khỏi chúng
ta. Niềm tin thâm sâu của chúng ta là, nhờ vào sự hiện diện âu yếm của Ngài,
chúng ta sẽ bình an đạt tới đích trong sự bao bọc của Thiên Chúa.
Như
vậy, bản năng và ơn gọi mà Thiên Chúa đã mời mẹ chúng ta lãnh nhận thật cao
quí. Vì thế, để hoàn thành sứ mạng này, mẹ chúng ta có một cuộc sống tuy giản dị
và âm thầm nhưng lại vô cùng kiên trung. Mẹ đặt trọn niềm tin và sự cậy trông
nơi Đấng đã mời gọi mẹ. Mẹ đáp nhận bằng cả con tim yêu thương của mẹ để làm chứng
cho tình yêu của Thiên Chúa. Mẹ thật đáng tôn vinh như những vị anh hùng vô
danh mà chúng ta thường tưởng nhớ, hoặc như những vị thánh âm thầm mà không cần
tuyên phong. Cuộc sống của các Ngài như những lời mời gọi, như những động lực
giúp chúng ta tiếp tục sứ mạng làm chứng nhân tình yêu của Thiên Chúa.
Vậy,
giờ đây chúng ta hãy cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một người mẹ,
đã ban cho nhân loại ‘ơn gọi làm mẹ’. Ước gì những ai được mời gọi thừa kế quyền
lãnh đạo của Chúa Giê-su, hãy có con tim của người mẹ, luôn yêu thương và sống
trọn vẹn cho những ai mà Chúa ban cho họ chăm sóc. Amen
Happy
mother’s day!
No comments:
Post a Comment