Bài
Tin Mừng Chúa Nhật 22 Mùa Thường Niên hôm nay thuật lại việc người ta chen lấn
nhau để tìm chỗ ngồi. Nhân cơ hội này, Đức Giê-su đã dùng dụ ngôn để khuyên
chúng ta hãy sống khiêm tốn, Người phán: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống,
và ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Để
minh họa cho ý tưởng nói trên, xin mời anh chị em nghe câu chuyện nhằm cảnh báo
những ai thích xum xoe, tự bốc mình lên. Truyện đã xẩy ra tại một xứ đạo thuộc
Địa Phận Long Xuyên cách đây hơn 50 năm. Hôm đó là ngày lễ mở tay của tân linh
mục. Trong khi ban tiếp tân đang thi hành nhiệm vụ, sắp xếp chỗ ngồi cho quan
khách đến tham dự thì bỗng nhiên qua loa phóng thanh mọi người nghe giọng cha xứ
đang yêu cầu bà cố Giả lui vào bên trong để nhường chỗ cho thân mẫu của linh mục
bước vào đầu ghế.
Hoàn
cảnh của tân linh mục cũng thật đáng thương. Ông cố mất sớm. Gia đình còn lại
hai mẹ con. Gia đình túng thiếu. Cậu rất ngoan, hiếu học và chăm chỉ nên nhiều
người trong xứ thương yêu giúp đỡ. Trong số những người đó, có gia đình bà kia
tên là Giả, thuộc hạng giầu có đã giúp đỡ ngài trong hành trình tu học mà cậu
đã từng gọi bà là mẹ. Ai trong xứ cũng đều biết việc này.
Trong
ngày trọng đại như thế, làng xóm vui mừng, cả xứ hân hoan chúc mừng, gia đình
hãnh diện. Trong niềm vinh dự đó, mọi người cảm thấy lâng lâng, bà Giả và gia
đinh cũng có tâm trạng như thế. Quả thật với lòng quan tâm thì bà cũng xứng
đáng. Hơn nữa, trong cách xưng hô cha mới cũng hay gọi bà là mẹ. Vì thế bà cũng
quên mất mình là ai! Trong khi đó, bà cố, thân mẫu của cha mới lại quá âm thầm,
thu mình trong góc nhà thờ, với cỗ tràng hạt trên tay, cầu nguyện cho cha con
chu toàn sứ vụ linh mục.
Gần
đến giờ cử hành Thánh Lễ mà cha xứ không thấy bà cố đâu, Ngài mới sai các chú
giúp lễ đi kiếm và mời bà cố lên. Lúc đó thì bà mẹ nuôi tên Giả mới được cha xứ
để ý và thấy bà đang ngồi vào vị trí của bà cố thật nên ngài đã dùng loa mời bà
cố Giả về vị trí đã được định sẵn, để nhường chỗ cho bà cố, thân mẫu của tân
linh mục, đang khúm núm bước vào chỗ ngồi.
Nghe
người kể nói lại, sự kiện này có thật. Bà cố Giả, người giả, vật giả đang hiện
diện chung quanh mình. Đừng có hợm mình kẻo bị lôi xuống!
Anh
chị em thân mến,
Vẫn
biết rằng khiêm nhường gắn liền với thân phận con người. Tự nguyên thủy, con
người nhận biết rằng mình bởi đất mà ra và sau cùng sẽ trở về đất bụi. Vì thế,
khiêm tốn là chấp nhận một sự thật về thân phận thụ tạo của con người. Chúng ta
cho dù phát minh ra nhiều sự, khám phá nhiều điều mới lạ, nhưng không bao giờ
thay quyền của Đấng sáng tạo được. Sự hiện diện của chúng ta dầu sao cũng chỉ
là món quà của Đấng sáng tạo dành cho vũ trụ này. Những gì chúng ta mang đến,
các nỗ lực chúng ta đóng góp sau này cũng chỉ nói lên bổn phận phải chu toàn để
hoàn tất nhiệm vụ đã được sai phái. Đã như thế, thì con người dựa vào đâu mà
kiêu hãnh.
Nói một cách khác, khiêm tốn là thái độ sống
mà chúng ta cần có để đối diện và chấp nhận các giới hạn của bản thân mà nhận
ra sức mạnh, quyền năng và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đang hoạt động trong
mình; để rồi trong thân phận yếu đuối của một thụ tạo, chúng ta sẵn sàng đón nhận
sự giúp đỡ của nhau mà hoàn thành nhiệm vụ. Như thế, chúng ta có gì để kiêu
căng. Tất cả là hồng ân được ban tặng và sự trợ giúp của tha nhân.
Sau
cùng, khiêm nhường là một trong những
nhân đức mà người tín hữu cần trau dồi và thực hành trong cuộc sống. Nói như thế,
có nghĩa là người tín hữu sẽ không bao giờ là người tín hữu chân chính nếu
không sống khiêm nhường.
Anh
chị em thân mến,
Chúng
ta bước sang phần thứ II của bài Tin Mừng. Sau khi Đức Giê-su khuyên khách dự tiệc
hãy sống khiêm nhường, Người quay sang các vị chủ tiệc và cho cả chúng ta một
bài học là khi tổ chức tiệc mừng thì hãy nhớ đến những người nghèo khó, tàn tật,
què quặt và đui mù mà mời họ cùng dùng bữa với mình. Qua hành động như thế,
chúng ta mới có cơ hội bộc lộ lòng quan tâm, tâm tình chia sẻ và thái độ sống của
chúng ta đối với người nghèo nói chung.
Theo
thói đời, vào những ngày lễ nghỉ, sau khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta thường hay
có thói quen tụ họp lại với nhau để mừng lễ. Dĩ nhiên, không ai mừng lễ một
mình. Chúng ta thường mời thân nhân hay bạn bè đến chia vui.
Dựa
vào cách xử thế, chúng ta có thói quen mời những người cùng chí hướng, những
người bạn có thể cùng nhâm nhi và chia sẻ vui buồn cho nhau. Nói chung, họ là
những con người mà chúng ta có thể tương tác được. Không ai thiếu khôn ngoan và
thiếu sáng suốt đến độ lại đi mời những người sẽ tạo nên các xung đột và có thể
làm cho bầu khí của bữa tiệc mừng trở nên nặng nề, đôi khi trở thành căng thẳng
và có thể mất hòa khí nữa. Tinh thần của bữa tiệc tùy thuộc vào thái độ và cách
cư xử của người dư tiệc.
Ai
trong chúng ta đều muốn có những người bạn tốt. Đức Giê-su không khắt khe đến độ
chê trách việc làm của chúng ta như thế là sai. Tuy nhiên, lối sống mà Người muốn
các môn đệ và các tín hữu phải khác hơn người thường. Chúng ta là dòng giống được
tuyển chọn cho nên cũng cần chọn lọc cách sống giống như Chúa. Con Chúa mà
không giống Chúa thì giống ai!
Giống
Chúa là giống như thế nào? Người đã đến làm bạn với những người tội lỗi, đồng
bàn, cùng ăn cùng uống với họ, cứu giúp những ai đui mù, què quặt, những người
không xứng đáng, bị xã hội và cơ cấu đạo đời loại bỏ. Đức Giê-su không hất hủi
ai, Người ôm trọn mọi người thành tâm đến với Người. Không ai bị loại bỏ; tất cả
đều được đón chào.
Với
hiện tình của thế giới hiện nay, những người bị ruồng bỏ có thể là các nạn nhân
của các vụ lạm dụng, bạo lực trong gia đình, con người tầm trú, những người bị
giai cấp chủ nhân bóc lột, các đứa trẻ không nơi nương tựa, những người thất
nghiệp, những người bị các chứng bịnh về thể xác và tinh thần hành hạ… Họ đang
chờ bàn tay và lời mời của chúng ta. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta cần có sự khôn ngoan
trong việc chọn lựa khách mời. Không ai lại đi mời những người có con tim thù hận,
sẵn sàng làm ngòi nổ để khủng bố và giết hại người khác, đến tham dự tiệc.
Lời
Chúa đòi hỏi nhiều hơn nữa. Dĩ nhiên, chúng ta phải chịu trách nhiệm về lời mời
của chúng ta sao cho khách dự tiệc được vui lòng. Nhưng huấn lịnh của Đức
Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay cũng không bị bỏ sót và quên lãng. Thân phận
của ‘hạng người nghèo mà chúng tôi liệt kê nói trên’ được Thiên Chúa của Đức
Giê-su quan tâm đặc biệt. Đức Giê-su dậy bảo rằng lòng từ bi và nhân hậu của
Thiên Chúa đổ xuống trên chúng ta là một động lực cấp bách thúc đẩy chúng ta ra
đi hoàn tất sứ mạng đã được trao phó hầu đem lại hạnh phúc và một lối sống tốt
đẹp hơn cho tha nhân.
Gương
khiêm tốn của Đức Giê-su, đấng đã hạ mình thẩm sâu cho đến độ bằng lòng đón nhận
mọi khổ đau, ngay cả sự chết trên Thập Giá. Với việc hạ mình cho đến chết như
thế, Đức Giê-su đã bộc lộ lòng vâng phục của Người, để rồi Thiên Chúa Cha đã
siêu tôn Người vượt trên mọi danh hiệu. Qủa thật gương tự hạ trong vâng phục của
Đức Giê-su luôn là một thách đố muôn đời cho chúng ta. Chúng ta luôn thiếu sót.
Chúng ta không bao giờ có thể hoàn thành tốt yêu sách mà Chúa nói trong bài Tin
Mừng hôm nay. Chúng ta cần để cho sứ điệp của Lời Chúa hôm nay chất vấn và đổi
mới trong suốt hành trình của cuộc sống.
Chính
trong việc tự hạ theo gương Đức Giê-su, chúng ta có thể mở ra lòng ra đón tiếp
mọi người, không loại trừ một ai; đặc biệt những ai tàn tật, đui mù, khổ đau và
nghèo đói sẽ được chúng ta quan tâm hơn; vì theo như Lời Đức Giê-su đã hứa thì
họ là những người sau này sẽ đón tiếp chúng ta vào trong nhà Cha trên trời.
Amen!
No comments:
Post a Comment